Tuesday, February 14, 2017

Lạc Trôi - Sơn Tùng M-TP

Người theo hương hoa mây mù giăng lối
Làn sương khói phôi phai đưa bước ai xa rồi
Đơn côi mình ta vấn vương hồi ức trong men say chiều mưa buồn
Ngăn giọt lệ ngừng khiến khóe mi sầu bi 
Đường xưa nơi cố nhân từ giã biệt li, cánh hoa rụng rơi
Phận duyên mong manh rẽ lối trong mơ ngày tương phùng.

[ĐK:]
Ohhhh, tiếng khóc cuốn theo làn gió bay
Thuyền ai qua sông lỡ quên vớt ánh trăng tàn nơi này
Trống vắng bóng ai dần hao gầy.

Ehhhhhh, lòng ta xin nguyện khắc ghi trong tim tình nồng mê say
Mặc cho tóc mây vương lên đôi môi cay
Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời
Ta lạc trôi giữa trời.

[Rap:]
Đôi chân lang thang về nơi đâu
Bao yêu thương giờ nơi đâu
Câu thơ tình xưa vội phai mờ
Theo làn sương tan biến trong cõi mơ
Mưa bụi vương trên làn mi mắt
Ngày chia lìa hoa rơi buồn hiu hắt
Tiếng đàn ai thêm sầu tương tư lặng mình trong chiều hoàng hôn
Tan vào lời ca.

Lối mòn đường vắng một mình ta
Nắng chiều vàng úa nhuộm ngày qua
Xin đừng quay lưng xóa
Đừng mang câu hẹn ước kia rời xa
Yên bình nơi nào đây chôn vùi theo làn mây.

* Ta lạc trôi, ta lạc trôi giữa đời
Lạc trôi giữa trời
Yeahhh, ahhhhhhh.

Ta đang lạc nơi nào
Ta đang lạc nơi nào
Lối mòn đường vắng một mình ta
Ta đang lạc nơi nào
Nắng chiều vàng úa nhuộm ngày qua
Ta đang lạc nơi nào.

Tuesday, September 13, 2016

Chúng ta không luộc được rau là gì?

Chúng ta không luộc được rau là gì?

Chúng ta không luộc được rau là một lời chế từ bài hát mới nhất của ca sĩ Sơn Tùng. Ý nghĩa một câu nói đơn giản này hiện tại đã hàm chứa nhiều nghĩa hơn so với trước khi bài Chúng ta không thuộc về nhau mới ra mắt.
Chúng ta không luộc được rau là mỉa mai cho nghi vấn đạo nhạc của ca sĩ Sơn Tùng. Luộc ở đây có ý nghĩa là tráo đổi đồ như luộc xe.
Nghĩa mà các bạn trẻ đang dùng hiện tại đang nói nhiều về tình cảm của họ. Không luộc được rau mang ý nghĩa rời xa nhau, không đến được với nhau.
Ngoài ra, chúng ta không luộc được nhau mang ý nghĩa người lớn là chưa làm cho nhau cũ đi. Nghĩa là chưa nắm tay, hôn, âu yếm hay quan hệ trai gái… Nó gần với ý nghĩa tráo đồ của hoạt động luộc xe.
Cuối cùng là để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nghĩa của chúng ta không luộc được rau chỉ là một câu mô tả tình trạng của những người làm bếp, tình trạng món ăn hoặc thời điểm chưa phù hợp…
CHUNG-TA-KHONG-LUOC-DUOC-RAU

Lời nhạc chế Chúng ta không luộc được rau là gì?

Chúng ta không luộc được rau
Chúng ta không luộc được rau
Hết gas không luộc được rau
Đống rau đang luộc giờ sao?
Hết gas không luộc được rau
Đống rau hư rồi dẹp luôn, anh lỡ xóa luôn số phone gọi gas rồi.
Chúng ta không luộc được rau
Trái cây không phải là rau
Giấc mơ chẳng luộc được rau
Dầu ăn chỉ xào được rau
Tại sao ta không thể nướng rau?
Chúng ta không luộc được rau
Chúng ta không nợ tiền nhau
Chúng ta không luộc được rau
Em hãy cứ đi, phun thuốc, trừ sâu ấu âu
Giấc mơ ta đi luộc rau
Trái tim không luộc được đâu
Xóa đi những gì không thuộc về rau
Anh lỡ xóa luôn trái tim, và rau rồi
Chúng ta không luộc được rau
Chúng ta có thể luộc khoai
Ngoài vườn rau chưa lên tốt xanh
Thế nên ta bắt nồi khoai!

Lời bài hát gốc Chúng ta không thuộc về nhau khơi nguồn cho bài chế Chúng ta không luộc được rau là gì?

Trình diễn: ca sĩ Sơn Tùng MTP
Sáng tác: chính ca sĩ biểu diễn
Giới thiệu: 02/08/2016
Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng trà xanh của Tân Hiệp Phát.
Địa điểm: Nhà văn hóa Thanh Niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Trích đoạn lời bài hát: Chúng ta không thuộc về nhau
Niềm tin đã mất, giọt nước mắt cuốn kí ức anh chìm sâu
Tình về nơi đâu, cô đơn đôi chân lạc trôi giữa bầu trời
Màn đêm che dấu, từng góc tối khuất lấp phía sau bờ môi !
Tại vì anh thôi, yêu say mê nên đôi khi quá dại khờ !
Nhắm mắt ơ thờ anh không muốn lạc vào trong nỗi đau này
Phía trước bây giờ ai đang nắm chặt bàn tay của em vậy …
Ai vậy ???
Mông lung như một trò đùa
Anh xin giơ tay rút lui thôi
Do ai ???
Trách ai bây giờ đây ????
Uhhhhhh ….
Điệp khúc:
Chúng ta không thuộc về nhau
Chúng ta không thuộc về nhau
Chúng ta không thuộc về nhau
Em hãy cứ đi bên người mà em cần
Trái tim không thuộc về nhau
Giấc mơ không là của nhau
Xoá câu ca buồn chiều mưa
Anh lỡ xoá luôn yêu thương ngày xưa rồi
Chúng ta không thuộc về nhau
– Hết trích –
Để có thể nghe bài nhạc này, các bạn có thể vào kênh youtube chính thức của Sơn Tùng hoặc các trang nghe nhạc trực tuyến hợp pháp khác như Nhaccuatui.com.
Link tải mp3 đầy đủ bài hát Chúng ta không thuộc về nhau (bản 128kps):  http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chung-ta-khong-thuoc-ve-nhau-son-tung-m-tp.Qtd3XdEr5XtP.html

Bài nhạc Chúng ta không thuộc về nhau có đạo nhái bài We don’t talk anymore?

Theo nguyên tắc pháp luật, không kết luận bất cứ điều gì cho đến khi có kết luận cuối cùng của tòa án. Và để có việc đó thì các ca sĩ được cho là liên quan phải khởi kiện. Chúng ta không cần thay thế vai trò của tòa án. Cũng không cần tố cáo dùm. Thời đại thế giới phẳng dễ tìm ra nhau lắm. Hãy kiềm chế cảm xúc lại vì bức xúc không làm cho các bạn thêm liên quan. Chúc các bạn sớm luộc được rau!
Với góc nhìn truyền thông, Sơn Tùng MTP lại thành công trong việc xây dựng hình tượng đạo nhái khiến những người chống đối đi tố cáo với ca sĩ nước ngoài. Đó là một sự thành công lớn do khiến đám đông phải hành động theo mục đích của mình. Chúc các bạn sớm tỉnh táo để không bị dắt mũi!

Wednesday, August 17, 2016

Thế nào là một lập trình viên Full-Stack

Mời bạn cùng xem qua một số khái niệm về Full-stack developer nhé:
Full-stack developer (FSD) là người có thể làm các công việc liên quan tới databases, servers, systems engineering và client work. Họ có thể là một FSD về di động (mobile stack), web (web stack) hoặc phần mềm (native applications).
Mục lục:
  • Full-stack Developer = Mr. Do It All!
  • Bạn muốn trở thành một Full-stack Developer?
  • Và còn nhiều điều nữa bạn cần phải học lắm!

Full-stack Developer = Mr. Do It All!

Anh chàng FSD quen thuộc với tất cả các mảng trong quá trình phát triển phần mềm. Anh ta có kiến thức bao quát về Mạng, CSDL, User Interface, API, Security, … Một FSD không nhất thiết phải thông thạo mọi công nghệ của Front-end và back-end nhưng có thể học và ứng dụng vào dự án một cách nhanh chóng khi họ cần. Các công ty và start-up với nguồn lực giới hạn luôn tìm kiếm những “super hero” như thế này. Tuy nhiên, cơ hội tìm được họ là rất thấp.
Nói một cách cụ thể hơn, một FSD có thể đảm nhiệm các công việc liên quan đến:
  • Máy chủ, mạng, và hosting. Họ hiểu biết về các yêu cầu về phần cứng, hệ điều hành, thiết lập môi trường hệ thống để triển khai ứng dụng.
  • CSDL. Họ có thể phân tích và thiết kế CSDL, sử dụng các hệ quản trị CSDL (MySQL, SQLServer, NoSQL, …) và viết được các câu truy vấn.
  • API/ Back-end code. Họ có thể sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ server-side như Ruby, Python, PHP, Java, … để viết các ứng dụng, dịch vụ web (web service).
  • Front-end code. HTML5, CSS3, Javascript và các frameworks như Bootstraps, Jquery, AngualarJS, …
  • UI/UX.
  • Client work. Họ có thể giao tiếp và lấy yêu cầu (requirement) từ khách hàng. Họ viết ra các tài liệu kĩ thuật (technical specs, architecture documents) và documentation.
Nếu bạn muốn tìm kiểu về khái niệm FSD một cách đầy đủ và hệ thống hơn, bạn có thể xem các bài viết sau:

Bạn muốn trở thành một Full-stack Developer?

Nếu bạn muốn bước chân trên con đường để trở thành một FSD thì chúc mừng bạn vì bạn đang bước đi trên con đường gian nan, tiêu tốnnhiều thời gian nhưng kết quả thì rất khả quan đấy.
Trước hết, bạn hãy bắt đầu học về các ngôn ngữ lập trình phía Front-end. bao gồmHTML5, CSS3, và Javascript. Mục tiêu bạn cần đặt ra là có thể tạo được một website tĩnh.
Sau đó, bạn hãy bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình phía Back-end. Vì bản thân mình là một PHP Developer và mình thấy rằng PHP là một ngôn ngữ dễ học nên mình sẽ hướng các bạn học và làm việc với PHP. Khi đã nắm vững được một ngôn ngữ lập trình rồi thì bạn có thể học các ngôn ngữ mới dễ dàng hơn. Kết hợp với kiến thức phía Front-end, lúc này bạn đã có thể xây dựng được một website giống như GeekBoy rồi đấy!
Trong quá trình phát triển, bạn cũng cần có các công cụ để quản lý code của mình. Có khá nhiều công cụ phục cho việc này như Git, SVN, Mercury. Mình khuyên các bạn nên học sử dụng Git.
Tiếp theo đó, bạn hãy học về CSDL để có thể lưu trữ nội dung cho website của mình.
Khi đã xây dựng xong website bên dưới máy của bạn rồi, điều bạn cần làm tiếp theo là học các kiến thức về tên miền cho website, hosting hoặc server để chứa source-code. Nếu bạn có server riêng (hoặc VPS), bạn cần học các kiến thức về quản trị server, bao gồm cài đặt hệ điều hành, cài đặt web server, …
Xong các bước ở trên rồi, bạn cũng cần phải nghiên cứu làm sao cho website của mình được người dùng tìm thấy qua Google, Bing, Yahoo. Quá trình được gọi là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization, SEO).

Và còn nhiều điều nữa bạn cần phải học lắm!

Mình xin trích dẫn đoạn trích bài viết của anh Bùi Hải An, là người sáng lập start-up công nghệ SSS:
Để một bạn dev ở SSS có thể được gọi là 1 Full Stack Developer thì cần:Kiên trì Dũng cảm. Còn về kỹ năng, tất cả đều có thể tự học được!
Kiên trì để liên tục đẩy bản thân mình không ngừng nghỉ. Với tất cả những bạn học IT tốt nghiệp ra đi làm, hầu hết các bạn đều có đủ kiến thức cơ bản. Tuy nhiên giống như 1 self-timer vậy. Kiến thức này expire và obsolete cực nhanh. Do đó bạn phải kiên trì liên tục học cái mới. Mỗi tuần bạn không biết thêm và làm thêm 1 cái gì mới coi như bạn đang đi thụt lùi.
Kiên trì cho 1 chuyên môn, 1 ngôn ngữ nhất định thì dễ (như PHP, Ruby, Android, Python, iOS, …). Bạn cứ làm, cứ nghiên cứu thì cũng là tiến bộ rồi. Nhưng bạn có đủ kiên trì để học 2-3 ngôn ngữ, tìm hiểu 2-3 nền tảng cùng 1 lúc không? Bạn có đủ kiên trì để trải qua những cung bậc cảm xúc khi bắt đầu lại từ đầu với 1 ngôn ngữ mới không?
Kiên trì tìm cho mình cơ hội. Cơ hội để được làm, được thực hành. Ngồi đọc 10 bài trên StackOverflow, Reddit, HackerNews mà không bắt tay vào làm thử thì cũng vô dụng. Do đó, tìm cho mình mọi cơ hội để được làm, để được thử. Bạn có thể tự làm project của mình, hoặc xin sếp cho làm thêm 1 project, tìm project freelance,… Bạn có đủ kiên trì làm như vậy trong suốt 2-3 năm trời không?
Dũng cảm để chọn con đường hơi khác người. Bạn có đủ dũng cảm và tự tin để sale bản thân mình với 1 bộ skillset không giống lắm với những bạn bè của mình.
Dũng cảm để có thể bỏ toàn bộ code làm 5-6 tháng trời để nâng cấp lên một ngôn ngữ mới. Dũng cảm để không dùng Code generator mà tự code để hiểu được architecture và nền tảng chuyên sâu bên dưới.
Dũng cảm để trở thành lại 1 newbie trong khi mình đang là hardcore khi nhảy từ 1 nền tảng ruột (Android), sang 1 nên tảng lạ hoắc (iOS). Và phải đi tầm sự học đạo 1 bạn junior vì bạn đó giỏi hơn mình (trong cái mới này).
Tóm lại, về chuyên môn thì ai cũng có thể trở thành 1 Full Stack Developer được hết (ít ra là tự cho mình là vậy). Nhưng về thái độ và bản lĩnh, chưa chắc nhiều bạn sẽ dám dấn thân và thử thách bản thân mình đâu.”Còn bạn thì sao? Bạn đã sẵn sàng để trở thành một Full-stack Developer?
Techtalk via geekboy.in